Tìm hiểu về Yến mạch
Sinh trưởng trên những vùng thảo nguyên rộng lớn, Yến mạch từ lâu đã được coi là một loại thực phẩm giàu năng lượng và sức mạnh. Những chú ngựa của các dân tộc du mục phương bắc được nuôi dưỡng bằng yến mạch có một sức khoẻ dẻo dai, bền bỉ, đủ sức tham gia các cuộc chinh phạt đầy gian nan. Ở một số vùng đất phương tây, người ta sử dụng yến mạch như một loại sữa thảo mộc để giúp tăng sữa cho sản phụ cũng như là thức ăn bổ dưỡng cho trẻ em trong thời kì phát triển, thay thế cho sữa động vật.
Yến mạch là loại ngũ cốc lấy hạt có giá trị cao, thường được chế biến thành dạng bột, có màu trắng ngà. Bạn thường nhìn thấy trong các sản phẩm như cháo yến mạch, bột yến mạch, giúp người dùng dễ tiêu hóa. Yến mạch được trồng nhiều ở khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu.
Trong yến mạch có chứa:
- 66 % carbohydrate.
- 11,2 % protein.
- 9,2 % chất béo.
- 7,1% chất xơ và các thành phần khác như các nguyên tố khoáng chất vi lượng natri, canxi, kali, sắt, magiê, phốt pho, kẽm, đồng, crôm, mangan, selenium (1 loại chất chống oxy hóa).
- Các loại vitamin B1, B2, B3, B6, E… chiếm 4.5%.
- Ngoài các thành phần dinh dưỡng trên, đặc biệt Yến mạch còn chứa Folate – chất giúp kích thích sự tăng trưởng của tế bào.
Các lợi ích của yến mạch đối với sức khỏe
- Tránh suy nhược thần kinh: Ăn bột yến mạch giúp tránh suy nhược thần kinh và củng cố hệ miễn dịch của cơ thể hoặc nếu bị táo bón.
- Giúp giảm cân hiệu quả: Với hàm lượng chất xơ cao và giàu protein, yến mạch có khả năng tạo cảm giác no lâu và kiềm chế cơn thèm ăn của bạn, nên nó rất thích hợp cho người ăn kiêng.
- Giúp bảo vệ tim, phòng chống ung thư: Chất rắn beta - glucan trong yến mạch giúp làm giảm cholesterol xấu LDL. Vì thế nó sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ bị đau tim, tiểu đường và béo phì, giảm lượng cholesterol trong máu và phòng tránh các bệnh như loãng xương, béo phì, ung thư (đặc biệt là ung thư vú ở phái nữ)…
- Giảm nguy cơ mắc bệnh suyễn ở trẻ sơ sinh: Nhờ chứa protein cao hơn và chất béo lành mạnh cũng như carbohydrate thấp, nên trẻ sơ sinh trước 6 tháng tuổi dùng yến mạch sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn.
Yến mạch là loại ngũ cốc giàu chất béo nhất (trên 9%), là nguồn giúp cung cấp dinh dưỡng và dự trữ năng lượng cho những người sống ở các vùng có khí hậu lạnh. Giàu chất béo nhưng đồng thời cũng giàu các khoáng chất như sắt, canxi và chất xơ, Yến mạch giúp thay thế hiệu quả các chất đạm động vật trong các chế độ ăn vì sức khoẻ. Tác động của Yến mach trên cơ thể người có thể kể đến như: làm hạ huyết áp, đường huyết, Cholesterol, làm ổn định hoạt động của dạ dày. Chính vì đặc tính này mà yến mạch được sử dụng như một loại thuốc xoa dịu căng thẳng và giúp ngủ ngon. Chất xơ trong yến mạch còn góp phần cải thiện tiêu hoá cho con người, giúp phòng tránh hiệu quả các bệnh ruột kết. Tuy nhiên cũng cần lưu ý mức độ sử dụng hợp lý trong khẩu phần, không nên quá lạm dụng hay sử dụng với lượng quá nhiều, vì yến mạch sản sinh ra nhiều chất nhầy cho các xoang, cũng như làm hạ huyết áp. Yến mạch cũng giàu chất béo (hơi Âm tính), nên những người bị ngứa, dị ứng, đang bị viêm sưng cần hạn chế liều lượng trong khẩu phần.
"Người Anh có những chú ngựa tốt nhất, ở Scotland, con người cũng tuyệt vời như thế" Câu nói này vẫn được những người dân Scotland sử dụng để ám chỉ loại ngũ cốc truyền thống đã nuôi dưỡng họ, chính là hạt yến mạch. Món ăn nổi tiếng nhất của họ chính là những chiếc bánh quy bơ làm từ yến mạch. Cháo yến mạch có thể ví như "mì ăn liền" của vùng Bắc Âu và Anh Quốc vì sự tiện lợi, thơm ngon của nó, thường được sử dụng như một món dùng để ăn sáng. Ở Việt Nam, yến mạch thường được bán ở dạng gần như bột, ăn liền. Tốt nhất là chọn loại yến mạch hạt tấm (steel cut oat), nấu lâu hơn nhưng ngon hơn, hoặc có thể sử dụng sản phẩm yến mạch ăn liền, tiện dụng để bảo quản tại nhà và khi đi công tác, du lịch, an toàn hơn khi sử dụng vì đã được căn chỉnh lượng dinh dưỡng vừa đủ, hợp lý. Bạn có thể nấu cháo yến mạch với tôm, cá, thịt, trứng. Dùng yến mạch thay cho gạo để nấu cháo với thịt bằm, tôm hoặc ăn kèm cá, trứng,... sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức, đồng thời đem lại bữa ăn ngon, giàu dưỡng chất.
Phân biệt giữa Lúa mạch và Yến mạch
Lúa mạch và yến mạch đều là những cây lương thực lâu đời, tốt cho sức khỏe. Chúng có hàm lượng Protein cao cũng như Chất xơ và Beta-glucan.
Susan Toth, Tiến sỹ, nhà nghiên cứu khoa học của viện Nông nghiệp và Thực phẩm Canada cho biết: Chúng làm giảm nồng độ Cholesterol và điều tiết lượng đường trong máu. Ngoài ra, chúng còn giúp làm tăng cảm giác no sau khi ăn, hỗ trợ trong việc giảm cân.
Vậy lúa mạch và yến mạch có phải là một? Trên thực tế lúa mạch và yến mạch là hai loại ngũ cốc khác nhau, được sử dụng để chế biến thành các sản phẩm khác nhau.
+ Lúa mạch thường có bông và hạt đều tăm tắp. Chúng thường được cán thành bột mịn, do đó dễ dàng dùng làm bánh và các loại mì được làm bằng tay, hoặc được rắc lên trên ngũ cốc, sữa chua. Công dụng chính của lúa mạch vẫn là làm bia.
+ Yến mạch là loại ngũ cốc lấy hạt và được cán dẹp. Chúng được sử dụng chế biến món ăn như cháo yến mạch, bột yến mạch. Ngoài ra chúng còn được sử dụng để đắp mặt nạ, dưỡng da.
Lúa mạch là nguồn thực phẩm như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp cơ thể đề kháng với bệnh ung thư tiểu đường. Ngoài ra chúng còn cung cấp Vitamin, Chất sắt hỗ trợ chị em trong quá trình làm đẹp, chống lão hóa tối ưu.
Bia làm từ lúa mạch uống với lượng vừa đủ cũng giúp ích chi tim mạch, bổ sung Canxi,...
Yến mạch được xem là loại ngũ cốc tốt nhất trên thế giới hiện nay. Hy vọng với những kiến thức mà bài viết đã mang lại, đã gợi ý được cho bạn một thực phẩm có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ dùng cho bản thân và gia đình bạn nhé.
Với những công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ con người như vậy, Yến mạch đã được đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng của Công ty Cổ phần thực dưỡng Bảo Bảo An nghiên cứu, kết hợp thành công trong thành phần sản phẩm Cháo Sườn non Yến mạch Đậu xanh Yến Đại Phát, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng tốt cho một bữa ăn nhanh, tiện lợi của mọi gia đình. Với mức giá phù hợp với đại đa số người tiêu dùng, đây là một sản phẩm nên có trong mọi gia đình, phòng ngừa những lúc bận rộn, mưa bão hay dịch bệnh, hay đáp ứng nhu cầu ăn uống hàng ngày cho cả người trưởng thành, người già và trẻ nhỏ.
Xem thêm