HOTLINE: 0965681719

ĂN YẾN SÀO LÀ VÔ NHÂN ĐẠO, ĐÚNG HAY SAI - CÂU TRẢ LỜI HOÀN TOÀN SAI

24/08/2023 | 519 |
0 Đánh giá

Từ trước tới nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc ăn yến sào, có người nói rằng việc ăn yến sào là một việc làm vô nhân đạo vì nó làm ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống và sinh sản của loại yến. Nhưng sự thật có phải như vậy không, ăn yến có thật sự vô nhân đạo không? Câu trả lời hoàn toàn SAI, hãy cùng nhau tìm hiểu xem tại sao nhé!

Thật ra khoảng chục năm trước, khi nghề yến còn sơ khai, đa số yến sào được khai thác từ yến đảo tự nhiên một cách tự phát, thì khai thác yến quả là tàn nhẫn. Vì yến làm tổ trong những hang động rất hiểm trở, người hái tổ yến một khi đã dấn thân bất chấp hiểm nguy thì họ cố gắng khai thác triệt để. Họ vứt chim con non nớt, hái tổ mới của chim mẹ sắp sinh khiến chim bố lẫn chim mẹ phải bức tử, họ làm cho đàn yến đảo dần dần thưa thớt và tổ yến đảo ngày càng khan hiếm.


Yến sinh sống ngoài hàng động bị con người lấy tổ và khai thác tàn nhẫn

Nhưng từ khi ngành công nghiệp nuôi yến nhà ra đời, phải nói rằng, đàn chim yến là loài hưởng lợi nhất, sau đó mới đến con người. 
Bằng chứng rõ rệt là tuy sản lượng khai thác tổ hiện nay rất nhiều, nhưng loài chim yến đã và đang tăng đàn mãnh liệt nhà nuôi yến ngày xuất hiện ngày càng nhiều, đàn chim càng sinh sôi nảy nở, và tuyệt nhiên, đó vẫn là đàn yến bay lượn trong tự nhiên, ăn phù du và các sinh vật thiên nhiên để sống chứ không phát triển kiểu gà công nghiệp. Đó là nhờ quy trình nuôi yến lấy tổ xem việc tăng đàn yến là cốt lõi, như hầu hết các nhà yến đang thực hiện tại Việt Nam.

 

Quy trình nuôi yến hiện đại được xem là có lợi cho cả chim yến và người nuôi
 

Quy mô xây nhà yến hiện đại và nhiều lợi ích

Trung bình, một đôi yến làm tổ mất khoảng 2 tháng, sau đó yến sẽ đẻ trứng, ấp nở ra chim con và nuôi con nhỏ. Việc thu hoạch tổ yến chỉ được thực hiện khi chim con cứng cáp, có thể tự bay ra khỏi tổ để đi kiếm mồi và kết bạn làm nên tổ ấm mới. Chim bố mẹ khi mất tổ là vừa bắt đầu một chu kỳ sinh sản mới nên sẽ cùng nhau tiếp tục xây tổ. Quan trọng là, nếu chiếc tổ cũ không bị lấy đi, thì đôi chim vẫn duy trì việc tiết nước bọt làm tổ (còn gọi là “quẹt mỏ”) ngay trên chiếc tổ cũ, vì đó chính là tập tính bản năng. Cho nên những chiếc tổ càng để lâu sẽ càng dày, càng to thêm, và thường sẽ rất dơ vì bụi bẩn và phân chim tích tụ. 

 

 

Như vậy quan niệm chim bị mất tổ sẽ phải làm lại tổ kiệt sức cho đến chết là hoàn toàn sai. Việc thu hái tổ đúng chu kỳ như trên vừa giúp khai thác được những chiếc tổ sạch đẹp, đảm bảo chất lượng, vệ sinh, vừa hỗ trợ chim tăng đàn bền vững theo cấp số nhân. Do đó cả chim lẫn chủ nhà yến đều có lợi. Đó là chưa kể con người đã tạo ra nơi trú ẩn và sinh trưởng vô cùng lý tưởng, giúp loài yến thoát khỏi thiên tai, dịch họa đe dọa như khi sống ngoài hang động tự nhiên.
Cho nên, bạn có thể từ chối cho mình và người thân sử dụng yến sào vì bất cứ lý do gì, trừ lý do nhân đạo nhé! 


Cho những ai quan tâm đến nghề yến: ngành nuôi chim yến trong nước phát triển mạnh nhưng sản lượng khai thác yến trong nước chỉ khoảng hơn 30 tấn/năm, trong khi nhu cầu đến 40-60 tấn, chưa kể xuất khẩu, do đó phải nhập từ nước ngoài, chủ yếu là Malaysia, dù đa số hàng nhập chất lượng không bằng. Việt Nam là nước có điều kiện thời tiết thuận lợi, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào rất thích hợp để nuôi yến trong nhà. Các chủ nhà yến nhỏ lẻ ở nước ta đang đoàn kết bắt tay nhau hình thành nên các Hiệp hội nghề yến, để cùng nhau hoàn thiện kỹ thuật và định hướng, giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu tỷ đô của ngành trong vài năm tới.

 


Tin tức liên quan

Bình luận